Một số thông tin về chế độ, chính sách cho Công chức - Viên chức có hiệu lực từ 01/01/2021

  03/09/2020

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/01/2021

Bộ luật Lao động 2019 có hiệu lực từ ngày 01/01/2021, sửa đổi một số quy định về nghỉ hưu tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014, trong đó, điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ 2021 có một số thay đổi.

Điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/01/2021

Cụ thể, điều kiện nghỉ hưu trước tuổi từ ngày 01/01/2021 như sau:

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 54 Luật BHXH, khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên thì được hưởng lương hưu nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Đủ tuổi theo quy định tại khoản 3 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021; tức là năm 2021, nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng (Hiện nay quy định nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi), những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Người lao động có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu của người lao động quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019 và có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò; tức là năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng (Hiện nay, quy định nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi), những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

- Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động 2019, trừ trường hợp Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt NamLuật Công an nhân dânLuật Cơ yếuLuật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng có quy định khác; tức là năm 2021, nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng (Hiện nay quy định nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi), những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 3 Điều 169 của Bộ luật Lao động và có đủ 15 năm làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành hoặc có đủ 15 năm làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021; tức là năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng (Hiện nay, quy định nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi), những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

1. Người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, g, h và i khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 54 Luật BHXH nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 61% đến dưới 81%; tức là năm 2021, nam phải đủ 55 tuổi 03 tháng, nữ phải đủ 50 tuổi 04 tháng (Hiện nay quy định nam đủ 55 tuổi, nữ đủ 50 tuổi), những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 Bộ luật Lao động khi bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên; tức là năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng (Hiện nay, quy định nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi), những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành và bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên.

3. Người lao động quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 2 Luật BHXH khi nghỉ việc có đủ 20 năm đóng BHXH trở lên, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên được hưởng lương hưu với mức thấp hơn so với người đủ điều kiện hưởng lương hưu quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 54 Luật BHXH khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

+ Có tuổi thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu quy định tại khoản 2 Điều 169 của Bộ luật Lao động; tức là năm 2021, nam phải đủ 50 tuổi 03 tháng và nữ phải đủ 45 tuổi 04 tháng (Hiện nay, quy định nam đủ 50 tuổi, nữ đủ 45 tuổi), những năm tiếp theo tăng lên theo lộ trình.

+ Có đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.

Như vậy, từ ngày 01/01/2021, người nghỉ hưu trước tuổi phải đáp ứng yêu cầu về tuổi cao hơn so với quy định hiện nay.

Mức hưởng lương hưu khi nghỉ hưu trước tuổi

Từ ngày 01/01/2018, mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 54 Luật BHXH được tính bằng 45% mức bình quân tiền lương tháng đóng BHXH quy định tại Điều 62 Luật BHXH và tương ứng với số năm đóng BHXH như sau:

- Lao động nam nghỉ hưu vào năm 2018 là 16 năm, năm 2019 là 17 năm, năm 2020 là 18 năm, năm 2021 là 19 năm, từ năm 2022 trở đi là 20 năm;

- Lao động nữ nghỉ hưu từ năm 2018 trở đi là 15 năm.

Sau đó cứ thêm mỗi năm, người lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 56 Luật BHXH được tính thêm 2%; mức tối đa bằng 75%.

Mức lương hưu hằng tháng của người lao động đủ điều kiện quy định tại Điều 55 Luật BHXH (nghỉ hưu trước tuổi) được tính như quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 56 Luật BHXH, sau đó cứ mỗi năm nghỉ hưu trước tuổi quy định thì giảm 2%.

Trường hợp tuổi nghỉ hưu có thời gian lẻ đến đủ 06 tháng thì mức giảm là 1%, từ trên 06 tháng thì không giảm tỷ lệ phần trăm do nghỉ hưu trước tuổi.

Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng áp dụng:

1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:

a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;

b) Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng;

c) Cán bộ, công chức, viên chức;

d) Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;

đ) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;

e) Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;

g) Người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng quy định tại Luật người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng;

h) Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương;

i) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn.

Tra cứu năm nghỉ hưu của NLĐ dựa vào năm sinh từ 2021

Từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động sẽ điều chỉnh tăng theo lộ trình, vì vậy nhiều người sẽ khó xác định được chính xác năm nào thì mình sẽ được về hưu dựa theo năm sinh.

Cụ thể, Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình, kể từ năm 2021 tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035 theo Bộ luật Lao động 2019.

Theo nguyên tắc này, Bộ LĐ-TB&XH đã dự thảo lộ trình nghỉ hưu của NLĐ theo năm sinh từ 2021 như sau, người lao động có thể xác định chính xác năm mình sẽ về hưu một cách đơn giản bằng cách tra cứu theo bảng dưới đây:

1. Tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường (không về hưu sớm, không kéo dài tuổi nghỉ hưu):

Lao động nam

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

Năm sinh

2021

60 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961

2021

55 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 8/1966

2022

60 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962

2022

55 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967

2023

60 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963

2023

56 tuổi

Từ tháng 5/1967 đến tháng 12/1967

2024

61 tuổi

Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963

2024

56 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1968 đến tháng 8/1968

2025

61 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964

2025

56 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1968 đến tháng 5/1969

2026

61 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965

2026

57 tuổi

Từ tháng 6/1969 đến tháng 12/1969

2027

61 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966

2027

57 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1970 đến tháng 8/1970

2028

62 tuổi

Từ tháng 4/1966 trở đi

2028

57 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1970 đến tháng 4/1971

 

 

 

2029

58 tuổi

Từ tháng 5/1971 đến tháng 12/1971

 

 

 

2030

58 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1972 đến tháng 8/1972

 

 

 

2031

58 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1972 đến tháng 4/1973

 

 

 

2032

59 tuổi

Từ tháng 5/1973 đến tháng 12/1973

 

 

 

2033

59 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1974 đến tháng 8/1974

 

 

 

2034

59 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1974 đến tháng 4/1975

 

 

 

2035

60 tuổi

Từ tháng 5/1975 trở đi

2. Tuổi nghỉ hưu trường hợp về hưu sớm

Những trường hợp người lao động bị suy giảm khả năng lao động; làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế-xã hội đặc biệt khó khăn có thể nghỉ hưu ở tuổi thấp hơn nhưng không quá 05 tuổi so với trường hợp về hưu đúng tuổi tại thời điểm nghỉ hưu, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Lao động nam

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Tuổi nghỉ hưu thấp hơn

Năm sinh

2021

55 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 9/1966

2021

50 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1971 đến tháng 8/1971

2022

55 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1966 đến tháng 6/1967

2022

50 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1971 đến tháng 4/1972

2023

55 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1967 đến tháng 3/1968

2023

51 tuổi

Từ tháng 5/1972 đến tháng 12/1972

2024

56 tuổi

Từ tháng 4/1968 đến tháng 12/1968

2024

51 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1973 đến tháng 8/1973

2025

56 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1969 đến tháng 9/1969

2025

51 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1973 đến tháng 5/1974

2026

56 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1969 đến tháng 6/1970

2026

52 tuổi

Từ tháng 6/1974 đến tháng 12/1974

2027

56 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1970 đến tháng 3/1971

2027

52 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1975 đến tháng 8/1975

2028

57 tuổi

Từ tháng 4/1971 trở đi

2028

52 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1975 đến tháng 4/1976

 

 

 

2029

53 tuổi

Từ tháng 5/1976 đến tháng 12/1976

 

 

 

2030

53 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1977 đến tháng 8/1977

 

 

 

2031

53 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1977 đến tháng 4/1978

 

 

 

2032

54 tuổi

Từ tháng 5/1978 đến tháng 12/1978

 

 

 

2033

54 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1979 đến tháng 8/1979

 

 

 

2034

54 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1979 đến tháng 4/1980

 

 

 

2035

55 tuổi

Từ tháng 5/1980 trở đi

3. Trường hợp kéo dài thời gian nghỉ hưu

Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao và một số trường hợp đặc biệt có thể nghỉ hưu ở tuổi cao hơn nhưng không quá 05 tuổi.

Theo đó, Cán bộ, công chức và những người được bổ nhiệm chức vụ, chức danh dự kiến dưới đây sẽ được nghỉ hưu ở tuổi cao hơn, Cơ quan có thẩm quyền quyết định thời gian nghỉ hưu ở tuổi cao hơn  nhưng phải bảo đảm tuổi nghỉ hưu đối với các trường hợp này không quá 5 tuổi so với NLĐ làm việc ở điều kiện bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, được thể hiện theo bảng dưới đây:

Lao động nam

Lao động nữ

Năm đủ tuổi nghỉ hưu**

Tuổi nghỉ hưu

cao hơn

Năm sinh

Năm đủ tuổi nghỉ hưu

Tuổi nghỉ hưu

cao hơn

Năm sinh

2021

65 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1961 đến tháng 9/1961

2021

60 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1966 đến tháng 8/1966

2022

65 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1961 đến tháng 6/1962

2022

60 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1966 đến tháng 4/1967

2023

65 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1962 đến tháng 3/1963

2023

61 tuổi

Từ tháng 5/1967 đến tháng 12/1967

2024

66 tuổi

Từ tháng 4/1963 đến tháng 12/1963

2024

61 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1968 đến tháng 8/1968

2025

66 tuổi 3 tháng

Từ tháng 01/1964 đến tháng 9/1964

2025

61 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1968 đến tháng 5/1969

2026

66 tuổi 6 tháng

Từ tháng 10/1964 đến tháng 6/1965

2026

62 tuổi

Từ tháng 6/1969 đến tháng 12/1969

2027

66 tuổi 9 tháng

Từ tháng 7/1965 đến tháng 3/1966

2027

62 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1970 đến tháng 8/1970

2028

67 tuổi

Từ tháng 4/1966 trở đi

2028

62 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1970 đến tháng 4/1971

 

 

 

2029

63 tuổi

Từ tháng 5/1971 đến tháng 12/1971

 

 

 

2030

63 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1972 đến tháng 8/1972

 

 

 

2031

63 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1972 đến tháng 4/1973

 

 

 

2032

64 tuổi

Từ tháng 5/1973 đến tháng 12/1973

 

 

 

2033

64 tuổi 4 tháng

Từ tháng 01/1974 đến tháng 8/1974

 

 

 

2034

64 tuổi 8 tháng

Từ tháng 9/1974 đến tháng 4/1975

 

 

 

2035

65 tuổi

Từ tháng 5/1975 trở đi

 

Bình luận

Tin tức mới

Thông tin liên hệ

Trung Tâm Khai thác Hạ tầng

* Lầu 11, Cao ốc 255 Trần Hưng Đạo, Phường Cô Giang, Quận 1, TP.Hồ Chí Minh
ĐT: (028)3.8628.775

* Ấp 1, Xã Phạm Văn Cội, Huyện Củ Chi, TP. Hồ Chí Minh
ĐT: (028)3.7990.788
Fax: (028)3.7990.639
Email: ttktht.ahtp@tphcm.gov.vn
Bản đồ

Hình Ảnh





Lượt truy cập
  • 13
  • 39
  • 743,086